Ngành giao vận đã trải qua nhiều sự phát triển và thay đổi trong những năm qua. Với sự gia tăng của các sàn thương mại điện tử cùng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, nhu cầu di chuyển tăng cao, các dịch vụ giao vận đã trở nên ngày càng quan trọng và đa dạng. Điều này dẫn đến sự ra đời Selex Camel – dòng xe máy điện tối ưu cho giao vận đầu tiên tại Đông Nam Á.
Nội dung chính
1. Giao vận là gì?
Giao vận là khái niệm chỉ hoạt động “giao nhận hàng hóa” và “vận tải hành khách”. Hiểu đơn giản, giao vận đề cập đến việc chở hàng, chở người. Trong ngành giao vận, có hai nhóm chính là shipper (người giao hàng) và tài xế xe máy vận tải hành khách (hay còn gọi là xe ôm hoặc tài xế công nghệ).
Shipper là những người chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ kho hoặc cửa hàng đến địa chỉ của khách hàng. Họ sử dụng các phương tiện như xe máy, xe tải nhỏ để thực hiện công việc này.
Với sự phát triển của thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến, vai trò của shipper ngày càng trở nên quan trọng. Họ giúp kết nối người mua và người bán, đảm bảo việc giao nhận hàng hóa nhanh chóng và hiệu quả.
Nếu như shipper (người giao hàng) là chở hàng thì tài xế xe máy vận tải hành khách (xe ôm) là chở người. Họ chở khách từ nơi này đến nơi khác theo yêu cầu trước đó. Ở các đô thị, tài xế xe máy vận tải hành khách hoạt động rất phổ biến vì dân cư đông đúc, nhiều người ở tỉnh lên chưa có phương tiện đi lại riêng.
2. Tiềm năng của ngành giao vận
2.1. Sự phát triển của ngành thương mại điện tử và tài xế công nghệ
Trong những năm qua, ngành thương mại điện tử không ngừng tăng trưởng nhanh chóng. Hàng loạt những sàn thương mại mới xuất hiện, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của ngành giao vận.
Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, hoạt động kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội là những nét nổi bật của ngành thương mại điện tử Việt Nam.
Bán hàng trên các mạng xã hội cũng được đánh giá mang lại hiệu quả cao nhất, vượt qua các hình thức khác như website hay ứng dụng của doanh nghiệp cũng như sàn thương mại điện tử. Nổi bật nhất là sự ra đời và tăng trưởng mạnh mẽ của Tiktok Shop. Kinh doanh trên nền tảng này đang tạo sức hút rất lớn đối với đông đảo thương nhân trên cả nước.
Theo thông tin từ Công ty Cổ phần Khoa học Dữ liệu Metric, 4 sàn thương mại điện tử có thị phần lớn nhất tại Việt Nam năm 2022 lần lượt là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo. Tổng doanh số của 4 sàn thương mại điện tử hàng đầu cùng với TikTok Shop lên tới 141.000 tỷ đồng (khoảng 6 tỷ USD).
Shopee và Lazada là hai sàn thương mại điện tử lớn nhất. Trong khi đó, dù mới hoạt động từ giữa năm 2022 nhưng Tiktok Shop đã trở thành nền tảng thương mại điện tử bán lẻ lớn thứ 3 tại Việt Nam.
Đó là tiềm năng phát triển của thương mại điện tử. Còn nghề tài xế công nghệ thì như thế nào?
Sau nhiều năm vào thị trường Việt Nam, các ứng dụng gọi xe đã thay đổi thói quen của nhiều khách hàng. Không chỉ mang đến một mô hình kinh doanh mới, các ứng dụng gọi xe công nghệ cũng mang đến các khái niệm như “xe ôm công nghệ”, “taxi công nghệ” cùng lớp người dùng mới tại Việt Nam.
Báo cáo nghiên cứu về nhu cầu sử dụng taxi/xe ôm truyền thống và công nghệ do Q&me thực hiện năm 2021 cho thấy, ngày càng có nhiều người Việt Nam sử dụng loại hình di chuyển mới. Chỉ cần ra ngoài đường, không khó để thấy những tài xế công nghệ mặc đồng phục của Grab, Gojek, Be và nhiều hơn nữa.
2.2. Mối liên hệ giữa ngành thương mại điện tử và giao vận
Sự bùng nổ của thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến đã tạo ra một sự gia tăng đáng kể trong nhu cầu giao hàng. Người tiêu dùng ngày càng yêu cầu sự tiện lợi và tốc độ trong việc vận chuyển hàng hóa, đồ ăn.
Đối với dân văn phòng, nếu bận công việc, chỉ cần đặt đồ ăn qua ứng dụng, không cần ra ngoài mua, vừa tiện lợi, vừa có thời gian làm thêm việc mà không phải chịu mưa nắng. Hoặc nếu quên đồ, chỉ cần nhấc điện thoại gọi shipper, việc lấy đồ cũng trở nên đơn giản và dễ dàng. Thậm chí, tặng quà cũng chỉ cần người giao hàng, không cần gặp mặt trực tiếp.
Nhu cầu giao vận được ra đời từ những trường hợp như vậy. Đặc biệt, sau thời điểm bùng nổ đại dịch COVID-19, ngành giao vận ngày càng khẳng định vai trò của mình trong đời sống hàng ngày.
Điều này đặt áp lực lên các công ty giao vận để đáp ứng nhu cầu giao hàng nhanh chóng và an toàn, chở hàng không được va đập, đổ vỡ, không được hư hỏng dù thời tiết mưa bão hay nắng nóng.
Hơn nữa, các dịch vụ giao hàng cũng cần tối ưu quy trình giao nhận và sử dụng công nghệ để theo dõi, cung cấp thông tin vận chuyển một cách minh bạch và chính xác.
Theo Statista, tốc độ phát triển thương mại điện tử toàn cầu là 16,24% năm 2021 và dự báo bứt phá lên 24.5% vào năm 2025. Do đó, nhu cầu giao hàng sẽ chỉ tăng chứ không giảm, kéo theo nhu cầu phát triển của ngành giao vận.
Bên cạnh đó, công nghệ di động và công nghệ thông tin đã thay đổi cách thức giao vận hoạt động. Các ứng dụng di động giúp người dùng dễ dàng đặt hàng, theo dõi vận chuyển và tương tác với các dịch vụ giao vận.
Ngoài ra, sự tăng cường ý thức về môi trường đã thúc đẩy xu hướng giao vận xanh. Các công ty giao vận đang chuyển sang sử dụng các phương tiện vận chuyển bền vững như xe điện. Những công ty này cũng đang nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu suất vận chuyển và giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh xe ôm truyền thống, xe ôm công nghệ cũng được nhiều người ưa chuộng. Xe ôm công nghệ có lợi thế về sự dễ dàng, các chương trình ưu đãi, tích điểm, và chính sách giá rõ ràng. Xe ôm công nghệ có hình ảnh đẹp về giá cả nhờ vào chi phí đầu vào tốt. Xe ôm truyền thống có lợi thế về thời gian chờ.
Nhưng dù là xe ôm công nghệ hay xe ôm truyền thống, có thể thấy, sự phát triển của các tài xế công nghệ cũng chính là minh chứng cho sự phát triển của nhu cầu chở người – một trong những công việc thuộc ngành giao vận. Nhu cầu đi xe ôm càng nhiều, ngành giao vận lại càng phát triển.
3. Selex Camel – Xe máy điện chuyên dụng cho giao vận
Được phát triển bởi Selex Motors – một công ty công nghệ đến từ Việt Nam, Selex Camel là dòng xe máy điện đầu tiên tại Đông Nam Á được thiết kế đặc biệt tối ưu cho giao vận. Với khả năng vận chuyển ấn tượng, sử dụng năng lượng sạch và chi phí vận hành thấp, Selex Camel đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong thị trường giao vận.
Xe máy điện Selex Camel được thiết kế linh hoạt để đáp ứng mọi nhu cầu vận tải đa dạng. Tải trọng của chiếc “lạc đà” này lên tới 225kg, vượt trội hơn 50% so với xe máy xăng thông thường. Người dùng xe có thể tiết kiệm từ 25-35% chi phí nhiên liệu và giảm đến 50% chi phí bảo trì so với xe xăng truyền thống.
Nhờ được trang bị tối đa 3 pack pin lithium-ion, Selex Camel vận hành bền bỉ với quãng đường lên đến 150 km. Từ đó, người lái xe dễ dàng di chuyển trong đô thị mà không phải lo lắng về việc sạc lại pin. Xe có khả năng lội nước, số lùi và kết nối với ứng dụng thông minh trên điện thoại di động, đem đến nhiều lợi ích cho người sử dụng.
Yên sau của xe Selex Camel được thiết kế tháo rời để lắp thùng chở hàng. Nếu không còn nhu cầu, người dùng chỉ cần thao tác ngược lại để chuyển đổi công năng.
>> Xem thêm thông tin chi tiết về xe điện Selex Camel tại đây!
Tóm lại, giao vận là một ngành có vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày. Hoạt động giao nhận hàng hóa và vận chuyển hành khách đã đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều người, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế cũng như sự tiến bộ của xã hội.
Những người đang hoạt động trong ngành giao vận chủ yếu kiếm sống bằng xe xăng. Nếu như số lượng xe máy này được thay bằng xe điện, đường phố giao thông sẽ được cải thiện.
Do đó, với Hệ sinh thái xe máy điện tối ưu cho giao vận đầu tiên tại Đông Nam Á (Xe – Pin – Trạm – App), Selex Motors kỳ vọng tạo được cuộc “cách mạng xanh” trong lĩnh vực giao vận, qua đó tạo nền tảng cho việc phổ cập xe điện ở Việt Nam.
>> Cập nhật thêm các thông tin về sản phẩm, dịch vụ và chương trình khuyến mãi của Selex Motors tại đây.
Xem thêm: